Quy định bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình
Chắc hẳn các bạn đã biết theo Nghị Định 86/2014/NĐ-CP, từ 1/7/2018 các xe kinh doanh vận tải dưới 3,5 tấn bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Những trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt từ 2-3 triệu đồng/lần. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: “Người điều khiển xe còn bị tước Giấy phép lái xe 02 tháng cùng với nhắc nhở, xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp vi phạm nặng còn có thể bị xử lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động giao thông vận tải.
Đối với xe vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở, lần hai có thể thu hồi phù hiệu từ 1 đến 3 tháng. Doanh nghiệp có trên 20% số lượng xe vi phạm trong vòng 3 tháng liên tục có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải.
Xem thêm: thiết bị giám sát hành trình
Nhiều doanh nghiệp thờ ơ trong việc lựa chọn giám sát hành trình
Việc quy định mới chỉ thực hiện được ít thời gian, nhưng các doanh nghiệp đã thi nhau than vãn rằng chất lượng của thiết bị có vấn đề. Tuy nhiên, vấn đề ở đâu, cách xử lý vấn đề đó như thế nào thì chính họ lại không nhiệt tình tìm hiểu để giải quyết.
Việc quy định mới chỉ thực hiện được ít thời gian, nhưng các doanh nghiệp đã thi nhau than vãn rằng chất lượng của thiết bị có vấn đề. Tuy nhiên, vấn đề ở đâu, cách xử lý vấn đề đó như thế nào thì chính họ lại không nhiệt tình tìm hiểu để giải quyết.
Ở góc độ thị trường cung ứng thiết bị giám sát hành trình, theo ghi nhận thì ngoài hơn 30 sản phẩm hợp quy được cơ quan chuyên trách công nhận thì có rất nhiều loại thiết bị trôi nổi khác được bán tràn lan.
Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật về “định vị ô tô” trong đó yêu cầu 5 thông tin cơ bản để phục vụ quản lý, gồm: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, tình trạng khi xe đang chạy, thời gian lái xe. Tuy nhiên, các đơn vị cung ứng có thể theo yêu cầu của doanh nghiệp vận tải để lắp thêm một số phụ kiện với những tiêu chí khác như: mức tiêu hao nhiên liệu, số lượng hành khách trên xe…
Lý giải về sự “thờ ơ” đối với giám sát hành trình hiện nay, ông N.V.H – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thừa nhận: “Việc quản lý hoạt động của phương tiện vẫn chưa được các đơn vị vận tải thật sự để ý và quan tâm đến. Bên cạnh đó, do quản lý Nhà nước chưa bắt buộc mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng đủ 5 tiêu chí theo quy chuẩn thiết bị, vì thế có chuyện các doanh nghiệp vận tải lắp thiết bị định vị không dây chỉ để đối phó”.
Chính vì vậy, nếu không tìm hiểu kỹ càng, các doanh nghiệp sẽ gặp phải tình trạng lắp phải loại thiết bị không hợp chuẩn, hợp quy và không chỉ mất tiền oan mua lại mà vẫn có thể bị phạt khi lắp chỉ để chống đối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét